Hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam ngày càng nâng tầm

Hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam ngày càng nâng tầm

Nói về hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam, kể từ năm 2013, Chính phủ Việt Nam bước đầu tập trung xây dựng hành lang pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sáng tạo phát triển và mở rộng sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Thời gian này, Việt Nam đã tạo ra các hạt giống hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo ban đầu. Trong đó, nổi bật như thông qua sự hỗ trợ từ Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam - Phần Lan (IPP2).

Mục tiêu Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844)

Tiếp đến vào năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam đến năm 2025" (Đề án 844) để phát triển toàn diện hệ sinh thái trên cả nước. Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam bắt đầu có những sự tăng trưởng đáng kể về cả số lượng và chất lượng của các cơ sở ươm tạo và thúc đẩy kinh doanh khi có khoảng 1.800 doanh nghiệp khởi nghiệp, 21 cơ sở ươm tạo và 07 tổ chức thúc đẩy kinh doanh trên cả nước.  Chính phủ đã thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn với sự hỗ trợ tài chính thông qua các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, cung cấp vốn rủi ro cho các doanh nghiệp mới thành lập. 

Với những nỗ lực đó, Việt Nam đã nhanh chóng vươn lên đứng thứ 3 trong số các quốc gia ASEAN về tốc độ tăng trưởng của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo (năm 2019), chỉ sau Indonesia và Singapore.

Theo số liệu từ Bộ KH&CN, Báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) mới công bố vào tháng 10/2023, đến nay, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam đã trải qua 2 làn sóng đầu tư và 3 giai đoạn phát triển, đánh dấu kỷ lục nhận đầu tư lên tới 1,4 tỷ USD vào năm 2021. Việt Nam tiếp tục có sự cải thiện thứ hạng đầu vào đổi mới sáng tạo: từ vị trí 48 lên 46/132 quốc gia xếp hạng (tăng 2 bậc so với năm 2022). 

Tags:

Trung tâm đổi mới sáng tạo [199MIH] Bệnh viện 199 - BCA

0 Comments

Leave a comment